Máy mài 2 đá tên tiếng anh là Bench Grinder Machine là loai máy nằm trong nhóm máy gia công, cắt gọt kim loại, nó là thiết bị dùng để mài mòn, làm phẳng, bóng.… bề mặt phôi cần gia công. Chuyên dùng để mài kim loại, mài khuôn mẫu, dao cụ…hoặc là một nguyên công gia công lần cuối. Máy mài có vai trò rất quan trọng trong công nghiệp. Ngày nay đã được ứng dụng khá rộng rãi và không thể thiếu trong các xưởng cơ khí.
Các loại máy mài 2 đá có các kích thước đá và công suất khác nhau. Dựa vào đặc điểm công suất máy mài, kích thước đá mài mà máy mài 2 đá được chia thành nhiều loại: máy mài 2 đá mini, máy mài 2 đá tầm trung, máy mài 2 đá công suất lớn.
Mục lục
Cấu tạo chung cho máy mài 2 đá
Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật nói chung và của ngành chế tạo máy nói riêng. Trong ngành chế tạo máy hiện đại, mài chiếm một tỷ lệ rất lớn, máy mài chiếm 30% tổng số máy cắt kim loại. Đặc biệt là trong công nghệ chỉnh sửa dao tiện,… nghành chế tạo ổ bi, nguyên công mài chiếm khoảng 60% toàn bộ quy trình công nghệ.
Đặc trưng của dòng máy là thiết kế theo dạng để bàn. Với mục đích là giúp người dùng thao tác dễ dàng. Mà không gặp tình trạng mỏi hay ảnh hưởng các cơ khớp cổ tay, ngón tay khi sử dụng thời gian dài. Do không cần phải cấm nắm trên tay.
Máy mài để bàn 2 đá, thường được cấu thành bởi các bộ phận chính sau:
- Chụp che.
- Đai ốc chặn.
- Bích kẹp.
- Bích lắp.
- Trục máy mài.
- Chắn bảo vệ lưỡi cắt.
- Lỗ lắp bắt.
- Công tắc Tắt/Mở.
- Chìa vặn miệng mở.
- Bộ phận lắp bắt chắn ngăn tia lửa.
- Chắn ngăn tia lửa.
- Giá đỡ chi tiết gia công
Nguyên lý hoạt động
Vấn đề về tổng quan
Máy mài hai đá thông thường được truyền động trưc tiếp trên động cơ cho nên khi mài stato cùa motor nên gây khó khăn khi ta mài. Để phù hợp và thuận tiện khi thao tác các công việc khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, do một phần của máy đã được cải tiến.
Quá trình mài là quá trình cắt gọt của đá mài vào chi tiết tạo ra rất nhiều phoi vụn. Do sự cắt và cào xước của các hạt mài vào vật liệu gia công.
Mài có những đặc điểm khác và các phương pháp gia công khác:
- Ở đá mài, các lưỡi cắt không giống nhau và sắp xếp lộn xộn trong chất dính kết.
- Hình dáng hình học của mỗi hạt mài khác nhau (các góc độ, bán kính góc lượn ở đỉnh hạt mài,..). Góc cắt thường lớn hơn 90 độ, góc lượn âm, do đó không thuận lợi cho quá trình tạo phoi và thoát phoi.
- Tốc độ cắt khi mài rất cao, cùng một lúc, trong thời gian ngắn có nhiều hạt mài cùng tham gia cắt và tạo ra nhiều phoi vụn.
- Độ cứng của hạt mài cao nên có thể cắt gọt được những vật liệu cứng mà các loại dụng cụ cắt khác không gia công được hoặc gia công rất khó khăn như thép đã tôi, hợp kim cứng,…
- Trong quá trình cắt đá mài cò khả năng tự mài sắc. Hạt mài có độ giòn cao, lưỡi cắt dễ bị vỡ vụn, tạo thành những lưỡi cắt mới hoặc bật ra khỏi chất dính để hạt mài khác tham gia cắt.
- Do có nhiều hạt mài cùng tham gia cắt với góc trước âm và góc cắt lớn hơn 90 độ nên tạo ra ma sát rất lớn, quá trình cắt của đá mài gọi là quá trình “cắt- cào xước” làm cho nhiệt cắt rất lớn, chi tiết bị nung nóng rất nhanh (trên 1000 độC).
- Lực mài tuy nhỏ nhưng diện tích tiếp xúc của đỉnh hạt mài với bề mặt gia công rất nhỏ nên lực cắt đơn vị rất lớn.
Trong quá trình mài tồn tại 3 hiện tượng: cắt (cutting), cày (ploughing) và trượt (rubbing). Các hiện tượng này đồng thời sảy ra và phụ thuôc vào tương tác giữa hạt mài và vật liệu gia công.
Dụng cụ cắt có lưỡi cắt không xác định
Mài còn được gọi là dụng cụ cắt có lưỡi cắt không xác định. Không xác vì ở đó có rất nhiều hiện tượng ngẫu nhiên, không theo quy luật. Ví dụ như thông số hình học của hạt mài, kích thước hạt, sự phân bố hạt trên bề mặt đá, sự vỡ ra của các hạt cũng như sự tách ra khỏi bề mặt đá của các hạt. Chính vì thế, việc nghiên cứu và điều khiển quá trình mài là hơi bị phức tạp so với quá trình gia công khác.
Tương tác trong vùng mài
Để hiểu rõ bản chất của quá trình mài, cần phải phân tích quá trình tạo phoi khi mài. Vì vậy là cơ sở, là nguồn gốc của các hiện tượng vật lý xảy ra trong quá trình cắt như biến dạng, lực cắt, nhiệt cắt,… Để khảo xác được vấn đề này cần phải mô hình hóa quá trình cắt bằng hạt mài. Có nhiều mô hình đã được đưa ra, trong đó có mô hình dưới đây.
Điểm nổi bật máy mài 2 đá
- Thiết kế của máy mài 2 đá hầu hết là kết cấu máy nhỏ gọn và thẩm mỹ cao.
- Máy chạy motor mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu công việc việc và sử dụng đa dạng.
- Đế cứng cáp và chắc chắn đảm bảo điều kiện làm việc lâu dài và ổn định
- Thay bánh mài dễ dàng giúp tiện lợi và hiệu quả công việc
- Chân đứng máy bằng chất liệu cao su giúp giảm độ rung
Lưu ý an toàn khi sử dụng máy mài 2 đá
Máy mài 2 đá thường hoạt động với tốc độ lớn nên khá nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Do đó, nhằm tránh hư hỏng máy và đảm bảo an toàn. Người sử dụng cần tuân thủ quy tắc an toàn.
Tốc độ quay của máy mài rất nhanh có thể đạt tới 50m/s, khi mài sẽ phát sinh nhiều bụi. Ngoài ra, đá mài được chế tạo bằng các loại hạt vật liệu cứng, rất nhỏ. Được ép dính lại với nhau bằng các chất kết dính, sức bền nén của đá rất tốt. Nhưng sức bền kéo lại quá yếu nên dễ bị vỡ. Đá mài không chịu được rung động và tải trong va đập, độ ẩm và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến độ bền của đá.
Những thiết bị an toàn và vệ sinh trên máy mài gồm: hộp che đá; bệ tỳ, kính chắn bụi, thiết bị hút bụi.
Lưu ý khi sử dụng máy:
- Bạn luôn đeo kính bảo hộ khi sử dụng máy mài đá này và kiểm tra đá mài trước khi gắn đá và sử dụng đá.
- Bạn hạn chế việc sử dụng tốc độ tối đa – lời khuyên của chuyên gia chỉ nên sử dụng 70% công suất của máy. Đây là điều lưu ý để các bạn có thể lựa chọn và mua chiếc máy mài đá phù hợp
- Bạn không được điều chỉnh hoặc gắn phôi khi máy đang còn hoạt động. Tỷ lệ gây mất an toàn do hành động này chiếm đến 70%
- Bạn nên và luôn sử dụng tấm chắn bảo vệ 2 đá mài. Sẽ tránh rủi ro khi đá văng vào mặt hoặc các miếng kim loại tóe lửa.
- Vật liệu cần mài nên giữ khoảng cách phù hợp từ 2 đá mài.
Các vấn đề thường gặp máy mài 2 đá
- Các bộ phận và cơ cấu sản xuất: Cơ cấu chuyển động, trục, khớp nối truyền động, đồ gá, các bộ phận chuyển động tịnh tiến.
- Văng bắn: Các mảnh dụng cụ, vật liệu gia công văng bắn ra như dụng cụ cắt, đá mài, phôi, chi tiết gia công, bavia khi làm sạch chi tiết…
- Điện giật: do hở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, từ các dây dẫn, cầu dao điện, ổ cắm điện…
- Bỏng: Kim loại nóng, vật liệu được làm nóng do ma sát.
- Nhiễm độc: Chất độc công nghiệp xâm nhập vào cơ thể con người qua quá trình thao tác, tiếp xúc…
- Bụi công nghiệp: Gây các tổn thương cơ học, bụi độc hay nhiễm độc sinh ra, gây cháy nổ, hoặc ẩm điện gây ngắn mạch…
- Nguy hiểm nổ: Nổ hóa học và nổ vật lý.
- Va quệt: Các đầu vít trên bàn phay, đầu phân độ và những mấu lồi gây vướng làm chấn thương.
Máy mài 2 đá luôn là công cụ, dụng cụ sử dụng rộng rãi và thường được trang bị trong ngành sản xuất gỗ, cơ khí hoặc bảo trì…. Công dụng không chỉ mài dao cắt, gọt kim loại mà còn phục vụ nhiều công việc khác cho thợ chuyên nghiệp. Để có thể đảm bảo máy mài hai đá thực hiện công việc chính xác và linh hoạt nhất.
Ở Việt Nạm người ta hay tìm mua máy mài 2 đá nội địa Nhật hay máy mài 2 đá cũ nhật bản thì cần xem những lưu ý sau: Máy khoan bàn Nhật cũ để hiểu sâu hơn về máy cũ ở Nhật và có những lựa chọn tốt nhất cho máy mài. Chúc các bạn thành công!