Công thức tính công suất tiêu thụ? Là công thức giúp chúng ta tính được mức tiêu thụ công suất của 1 thiết bị. Ngoài ra còn giúp ta quản lý được mức tiêu thụ của thiết bị. Nhằm giúp cho bạn sử dụng thiết bị chi tiêu một cách hợp lý nhất.
Công thức: P = A/t
Trong đó:
P: là công suất (Jun/giây (J/s) hoặc Watt (W)). 1 W= 1 J/s
A: là công thực hiện (N.m hoặc J).
T: là thời gian thực hiện công (s)
Mục lục
Công suất là gì?
Công suất là thông số hiển thị cho người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay là sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong thời gian 1 tháng để làm căn cứ tính toán số tiền điện cần phải chi trả.
Công suất có tiếng anh là gì?
Công suất trong tiếng Anh có nghĩa là Power hay capacity.
Còn điện trong tiếng Anh có nghĩa là Electrical
Vậy công suất điện có thể hiểu là electrical power. Nhưng thường người ta hay dùng từ Power hay Capacity để nói về công suất điện.
Đơn vị của công suất
Đơn vị của công suất là Jun/giây (J/s) được gọi là oát, ký hiệu là W.
1W = 1J/s (Jun trên giây).
1kW (kilôoát) = 1 000W.
1MW (mêgaoát) = 1 000 000W.
Hệ số công suất là gì?
Hệ số công suất theo chuyên ngành điện người ta còn gọi là hệ thống công suất Cosφ đọc là Cos phi. Theo bộ môn vật lý giải đáp về định nghĩa hệ số công suất điện thì đây là tỷ lệ công suất hiệu dụng được hấp thụ bởi tải với công suất biểu kiến chảy trong mạch và một đại lượng không thứ nguyên trong khoảng đóng từ -1 đến 1. Nói một cách khác thì hệ số công suất là tiêu chí dùng để đánh giá một đơn vị dùng điện xem có tiết kiệm và hợp lý hay không.
Công suất phản kháng là gì?
Công suất phản kháng còn gọi là công suất vô công tiếng Anh là Reactive Power. Dịch ra tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là một phần công suất được tạo ra bởi từ trường trong tuabin máy phát điện. Có thể nói Công suất phản kháng rất quan trọng đối với các tải cảm, nó góp phần tạo nên từ trường trong quá trình khởi động.
Công suất biểu kiến là gì?
Công suất biểu kiến còn gọi là công suất toàn phần, là tên gọi chỉ sự cung ứng điện năng từ nguồn. Là tổng phần thực công suất tác dụng và phần ảo công suất phản kháng trong điện xoay chiều.
Công suất loa là gì?
Công suất loa có thể hiểu đó chính là chỉ số quan trọng của loa cho biết độ lớn âm lượng và được đo bằng watt (W)
Công suất danh định là gì?
Công suất danh định hay còn gọi là công suất thực,công suất định mức cũng là tên gọi chung của công suất danh định. Đây là tên gọi được ghi trên các sản phẩm bộ lưu điện. Qua đó cho phép người dùng biết được giá trị lớn nhất mà UPS có thể đáp ứng được khi cấp điện cho mạch ngoài.
Cục đẩy công suất là gì?
Cục đẩy công suất có thể hiểu đơn giản thì đây là một thiết bị dùng trong hệ thống âm thanh. Cục đẩy công suất có chức năng khuếch đại tín hiệu âm thanh để đẩy ra loa đến tai người nghe.
Công suất lạnh là gì?
Công suất lạnh có thể hiểu đó chính là công suất hay khả năng làm lạnh của máy lạnh trong nhà bạn. Công suất lạnh có đơn vị là Btu/h,đây là mức độ tiêu hao điện của máy lạnh.
Công suất đặt là gì?
Công suất đặt được hiểu là tổng công suất định mức của các thiết bị tiêu thụ điện trong mạng. Đây không phải là công suất thực cần được cung cấp.
Tóm lại với sự phát triển mạnh mẽ của mạng Internet như hiện nay. Việc các bạn tra cứu về công suất của các thiết bị trong gia đình sẽ càng dễ dàng hơn. Nhưng mình vẫn liệt kê một số ở đây để chúng ta cùng theo dõi :
Tủ lạnh : dung tích khoảng 120-150 lít thì có công suất khoảng 80W.
Tivi màn hình phẳng : khoảng 32 inch thì có công suất khoảng 40W.
Nồi cơm điện : có dung tích 1,2 lít thì có công suất khoảng 350-400W.
Máy lạnh (máy điều hòa nhiệt độ) : 9000BTU thường có công suất khoảng 800-850W. Đây cũng được biết đến là thiết bị gia dụng tốn nhiều công suất cũng như ngốn nhiều tiến nhất ở nhà nếu nó được mở suốt 24/24.
Quạt : có công suất khoảng 40-120W.
Bàn ủi (bàn là) : bàn là mà chúng ta hay sử dụng gọi là bàn là khô có công suất khoảng 950W. Còn bàn là hơi nước thì có công suất khoảng 1400W.
Lò vi sóng : dung tích 20 lít thì có công suất khoảng 800W.
Lò nướng : dung tích 20 lít thì có công suất khoảng 1600W.
Mẹo giúp tiết kiệm điện trên một số thiết bị điện dân dụng
Công suất tủ lạnh:
Hạn chế mở tủ thường xuyên. Nhất là ngăn đông. Còn ngăn mát thì nên để ở mức min. để tủ gia nhiệt làm lạnh từ từ. Như thế tủ vừa tiết kiệm điện mà thực phẩm bên trong cũng sẽ được giữ tươi mà không bị héo lạnh.
Công suất máy nước nóng:
Chỉ bật nguồn khi sử dụng, và nên để ở mức nhiệt độ trung bình, sau đó hạ dần xuống. Không nên để mức tối đa khi vừa mở máy, như thế sẽ rất tốn điện để đốt nóng điện trở làm nóng nước.
Công suất bóng đèn:
Mặc dù hiện nay đa số bóng đèn đều đã được LED hoá, nghĩa là đã sử dụng công nghệ LED làm đèn chiếu sáng sinh hoạt. Nhưng việc bật tắt đèn đúng lúc cũng góp phần giảm tiêu hao công suất điện và tăng độ bền cho bóng đèn.
Công suất máy lạnh:
Với máy lạnh, nếu mình không có điều kiện để sử dụng những máy lạnh thế hệ mới, có chức năng Inverter tiết kiệm điện thì nên áp dụng nhữn mẹo như: đóng kín cửa, hạn chế mở cửa nhiều, bịt kín tất cả khe hở trong phòng. Chỉnh nhiệt độ ở mức 24-27 độ và chọn chế độ DRY thay vì COOL… cũng sẽ giúp chúng ta tiết kiệm điện hơn.