Mục lục
Cách đọc bản vẽ Cơ Khí của Nhật
Cách đọc bản vẽ Cơ Khí của Nhật? Đầu tiên ta phải hiểu về Tiêu chuẩn JIS (JapaneseIndustrial Standards) là tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản. Quy định rõ tiêu chuẩn được sử dụng cho các hoạt động công nghiệp tại Nhật Bản. Quá trình chuẩn hóa được điều phối bởi Uỷ ban Tiêu chuẩn Công nghiệp Nhật Bản và xuất bản thông qua Hiệp hội tiêu chuẩn Nhật Bản.
Tiêu chuẩn JIS
Khác với cách thể hiện bản vẽ thông thường ở Việt Nam (theo phương pháp vẽ châu Âu và Nga). Cách bố trí các hình chiếu cạnh, hình chiếu đứng, hình chiếu bằng. Được sử dụng thông thường theo tiêu chuẩn JIS Nhật Bản là phương pháp hình chiếu góc thứ 3. Các bạn nhìn cách quy ước và bố trí của phương pháp hình chiếu góc thứ 3 này trong hình minh họa bên dưới.
Ngoài các hình chiếu cạnh, hình chiếu bằng. Trong một số trường hợp các chi tiết có các gia công phức tạp…. Người ta dùng các bản vẽ cắt và bản vẽ trích… để thể hiện rõ các yêu cầu cần gia công. Một số dạng bản vẽ thực tế trong công ty, với các bản vẽ cắt, bản vẽ nhìn từ các hướng khác nhau.
Đọc bản vẽ theo tiêu chuẩn JIS
Bài học này sẽ giúp cho các bạn hiểu được cách bố trí, xây dựng hình chiếu theo tiêu chuẩn Nhật. Từ đây, bạn có thể ứng dụng cho cách đọc bản vẽ cơ khí khác nói chung theo tiêu chuẩn JIS.
Giả sử có vật thể chứa trong khối hình hộp chữ nhật với các mặt phẳng kí hiệu trên hình vẽ:
- Từ các hướng bên ngoài nhìn vào vật thể xuyên qua các mặt phẳng của hình hộp chữ nhật. Khi đó vật thể sẽ được hiện lên các mặt của hình hộp chữ nhật. Với các đường tương ứng (thấy hoặc khuất).
- Mở các mặt phẳng của hình hộp chữ nhật theo hình dưới đây. Ta sẽ được các hình chiếu tương ứng của vật thể trên các mặt tương ứng.
- Khi các mặt phẳng của hình hộp được trải ra trên cùng một mặt phẳng. Thì ta được các mặt phẳng chiếu của vật thể:
Như vậy với mỗi vật thể ta có 6 mặt phẳng chiếu tương ứng. Trong thực tế không phải lúc nào cũng cần tới 6 mặt phẳng chiếu. Thường thì chỉ cần tới 3 mặt phẳng chiếu (trên 3 hướng chính) là đủ. Với các vật thể đơn giản có thể chỉ cần tới 2 hình chiếu. Với các hình phức tạp có thể cần tới cả 6 mặt phẳng chiếu và các hình cắt, hình trích mới thể hiện được hết vật thể. Trong các hình chiếu lúc nào cũng có một hình là hình chiếu chính. Thường là hình nhìn thấy bao quát được vật thể nhiều nhất.
Vẽ hình chiếu 2D từ vật thể
Để vẽ được các hình chiếu một cách nhanh chóng và chính xác. Thì ngoài việc áp dụng đúng nguyên tắc theo tiêu chuẩn trên. Ta còn phải biết tượng tượng về vật thể.
- Vẽ các hình chiếu 2D từ vật thể sau:
- Ta sẽ vẽ và bố trí các hình chiếu tương ứng như trên
Khi vẽ các hình chiếu 2D từ vật thể, thì ta vẽ những mặt nào thể hiện được rõ và dễ hình dung ra vật thể nhất. hạn chế vẽ các hướng có các nét đứt. Số lượng các hình chiếu vừa đủ để hình dung ra vật thể, không vẽ thừa hoặc thiếu.
Từ hình chiếu 2D xây dựng vật thể
Việc xây dựng vật thể từ các hình chiếu 2D đòi hỏi nhân viên phải thành thạo quy tắc nhìn hình chiếu ở phần trên.
Từ các hình chiếu 2D đã cho ta có thể xây dựng lên vật thể. Hay nói cách khác là từ các bản vẽ 2D ta phải hình dung được vật thể dạng 3D. Đây là mục đích cuối cùng của việc đọc bản vẽ kỹ thuật.
- Dựng vật thể từ các hình 2D sau:
Khi dựng ta vẽ phác thảo vật thể từ hình chiếu nào mà dễ hình dung ra vật thể nhất. Sau đó dựa vào các hình còn lại để xây dựng dần dần vật thể (có thể cắt bớt hoặc thêm khối).