1- Bể rửa siêu âm

Bể rửa siêu âm là một thiết bị sử dụng máy phát sóng siêu âm tần số cao để thực hiện chức năng tẩy rửa trên mọi bề mặt, mọi góc ngách của vật cần tẩy rửa. Chỉ cần nhúng những chi tiết cần phải làm sạch vào bể rửa chứa dung dịch rửa sau đó sóng siêu âm tác động vào dung dịch rửa, chỉ trong chốc lát các chi tiết đã sạch sẽ.

Máy rửa siêu âm được sử dụng trong các gia đình hay các ngành công nghiệp điện tử, khai thác khoáng sản, trường đại học, viện nghiên cứu, các đơn vị khảo cổ học, dụng cụ phòng thí nghiệm, các xưởng cửa hàng sửa chữa, sơn hàn đúc …

Phân loại bể rửa siêu âm

Tùy theo cấu tạo và ứng dụng mà Máy tẩy rửa bằng sóng siêu âm được chia thành 3 dạng: dạng cơ, dạng kỹ thuật số và dạng công nghiệp.

Bể rửa siêu âm dạng cơ

Bể rửa siêu âm dạng cơ là thiết bị được cấu tạo với 2 nút chỉnh là bật và hẹn thời gian chạy, thiết lập nhiệt độ. Thiết bị dạng cơ có kích thước phù hợp với các ứng dụng riêng biệt. Thiết bị này được sử dụng với công việc tẩy rửa đơn giản như cơ khí, khuôn đúc, khuôn mẫu, bảng mạch điện tử PCB,…

Bể rửa siêu âm kỹ thuật số

Bể rửa siêu âm kỹ thuật số được thiết kế với màn hình điện tử chất lượng cao, cho phép hiển thị thời gian, nhiệt độ, mức độ hoàn thiện của quá trình tẩy rửa. Đây là thiết bị có tính dân dụng, được sử dụng với các lĩnh vực kim hoàn, viện nghiên cứu,…

Bể rửa siêu âm công nghiệp

Bể rửa siêu âm công nghiệp có khả năng hoạt động liên tục với công suất lớn, đạt tới 1500W, cao hơn hẳn so với sản phẩm dạng cơ và kỹ thuật số. Thiết bị này thường được ứng dụng trong các ngành công nghiệp hiện nay.

Để đạt được hiệu quả tẩy rửa như mong muốn thì điều quan trọng là bạn phải chọn được chiếc máy tẩy rửa chất lượng tại địa chỉ uy tín.

Nguyên lý và cấu tạo của máy rửa siêu âm

Siêu âm là một loại âm thanh có tần số cao hơn tần số tối đa mà tai người nghe thấy được. Sóng siêu âm được ứng dụng trong máy rửa siêu âm hay còn gọi là bể rửa siêu âm, loại sóng này có thể lan truyền trong nhiều môi trường như: Không khí, chất lỏng, chất rắn, do đó, sóng siêu âm được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Chuẩn đoán hình ảnh trong y khoa, đo khoảng cách, đo vận tốc, hàn siêu âm, … Làm sạch bằng sóng siêu âm là một trong những ứng dụng phổ biến của loại sóng này. Người dùng có thể sử dụng máy làm sạch bằng sóng siêu âm để rửa dụng cụ y tế, làm sạch đồ trang sức, thiết bị y tế, dụng cụ thí nghiệm, đồng hồ, kính mắt, … Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ nguyên lý và cấu tạo của những chiếc máy này. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nguyên lý làm sạch bằng sóng siêu âm

Việc làm sạch bằng sóng siêu âm dựa trên hiện tượng xâm thực sóng siêu âm. Thông thường, trong chất lỏng tồn tại một lượng lớn các bọt khí, khi có chùm tia siêu âm tần số và biên độ thích hợp được chiếu vào, dưới tác dụng của dao động cơ học siêu âm và sự chênh lệch về khối lượng riêng, các hạt khí sẽ chuyển động hỗn loạn, chúng kết hợp với nhau và tạo ra những bọt khí có kích thước lớn hơn. Khi các hạt khí này đạt đến một kích cỡ nhất định sẽ bị vỡ tung thành nhiều hạt nhỏ, tạo nên sức va đập mạnh và áp suất lớn, đồng thời, nhiệt độ trong chất lỏng cũng tăng lên.

Dựa trên lý thuyết về hiện tượng xâm thực nêu trên, khi những chiếc máy rửa siêu âm hoạt động, sóng siêu âm cũng tác dụng đến dung dịch rửa, khiến dung dịch bị ép lại, dãn ra liên tục và sinh ra những bọt khí nhỏ li ti. Các bọt khí này nhanh chóng vỡ tan, tạo ra các luồng sóng xung kích giống như những chiếc chổi nhỏ len lỏi vào từng ngóc ngách, chi tiết của món đồ, cuốn trôi đi bụi bẩn, từ đó giúp món đồ trở nên mới hơn.

may-sieu-am

Cấu tạo của thiết bị rửa siêu âm

Để có thể làm sạch các đồ vật, cấu tạo của thiết bị làm sạch bằng sóng siêu âm cũng rất quan trọng, chúng cần có các bộ phận chính sau: Đầu khuếch đại sóng siêu âm, máy phát điện, bể chứa, các loại chất lỏng làm sạch. Trong đó, đầu khuếch đại sóng siêu âm và máy phát điện đảm bảo hiệu suất và độ tin cậy của thiết bị, chúng được xác định bởi kích thước bể rửa. Đồng thời, hiệu quả tổng thể của việc làm sạch phụ thuộc vào chất lỏng làm sạch. Dưới đây là hình vẽ hiện thị tất cả các bộ phận cấu thành nên máy rửa siêu âm.

  • Đầu khuếch đại bằng sóng siêu âm: Là bộ chuyển đổi phát ra sóng siêu âm bằng cách cộng hưởng với tần số siêu âm phát ra của máy phát điện.
  • Máy phát điện: Thực hiện chức năng cung cấp năng lượng cho đầu khuếch đại sóng siêu âm, biến đổi năng lượng điện từ các nguồn điện vào một hình thức phù hợp với hiệu quả của các đầu khuếch đại tại tần số sử dụng bằng cách tạo ra một tín hiệu điện tử của điện áp cao rồi gửi nó đến các đầu khuếch đại sóng siêu âm.
  • Bể chứa siêu âm: Thường được làm bằng chất liệu thép không gỉ, có khả năng chịu được môi trường axit và bazo.
  • Chất lỏng làm sạch: Chất lỏng làm sạch có thể là nước tinh khiết hoặc một loại dung dịch có tính kiềm hay axit yếu đóng vai trò như một chất tẩy rửa.

Ưu và nhược điểm đối với bể rửa siêu âm

Máy vệ sinh siêu âm là loại máy làm sạch bằng âm thanh có tần số cao từ 28 – 120 Khz. Hiện nay, máy rửa siêu âm công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, đặc biệt là y học và ô tô. Vậy ưu nhược điểm của loại máy là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết sau đây.

Với nguyên lý hoạt động và cấu tạo nêu trên, thiết bị rửa siêu âm sở hữu những ưu điểm và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

Máy có ưu điểm làm sạch nhanh chóng và mang lại hiệu quả hơn rất nhiều so với các phương pháp tẩy rửa thông thường. Khi sử dụng máy rửa siêu âm thì các kẽ hở, khe hẹp hay các ngóc ngách của vật dụng đều sẽ được vệ sinh một cách sạch sẽ, đặc biệt với vật dụng có cấu tạo phức tạp hay kích thước nhỏ,…

Máy có thể làm sạch các vật dụng được làm bằng các chất liệu khác nhau như nhựa, kim loại, thủy tinh,… Dù là chất liệu nào thì máy vệ sinh bằng sóng siêu âm đều không làm hư hại hay giảm tuổi thọ của dụng cụ.

Hiện nay, loại máy này được sản xuất với nhiều tính năng nổi bật, tiện lợi hơn rất nhiều. Có thể kể đến như khử Oxy, gia nhiệt tự động, điều chế tần số (Sweep), tăng công suất,… có tác dụng nâng có hiệu quả làm sạch hơn.

Các bạn có thể dễ dàng sử dụng máy rửa công nghiệp với các bước đơn giản và không tốn nhiều thời gian cũng như công sức. Cùng với đó là hạn chế được vi khuẩn bám trên các dụng cụ khi vệ sinh so với phương pháp rửa bằng tay thông thường.

  • Làm sạch đồ vật hiệu quả, trong thời gian ngắn.
  • Có thể sử dụng với những chi tiết cực kỳ nhỏ mà bằng các phương pháp tẩy rửa thông thường không hiệu quả
  • Làm sạch các món đồ được làm bằng chất liệu khác nhau như: Kim loại, nhựa, … mà không làm ảnh hưởng đến tuổi đời, và hiệu quả sử dụng của chúng
  • Nhiều thiết bị được ứng dụng thêm tính năng gia nhiệt tự động, khử oxy (Degas), Sweep (Điều chế tần số), Pluse (Tăng công suất) làm tăng hiệu quả làm sạch.
  • Sử dụng dễ dàng, không tốn nhiều thời gian và công sức

Nhược điểm:

Dù đây là một trong những thành công vượt bậc của lĩnh vực làm sạch nhưng máy vẫn có những nhược điểm nhất định. Một số nhược điểm của máy đó là:

  • Khi làm sạch các đồ vật lớn thì thời gian vệ sinh của máy sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
  • Với các lớp bụi bẩn hay vết dầu mỡ dày thì quá tình làm sạch diễn ra chậm hơn.
  • Trong quá trình gia nhiệt dung dịch thì máy có thể phá vỡ kết cấu của hóa chất tẩy rửa và làm giảm khả năng tẩy. Vì vậy, các bạn nên lưu ý trong việc lựa chọn chất tẩy rửa cho dụng cụ.

Bên cạnh những ưu điểm, thiết bị rửa siêu âm cũng tồn tại một số nhược điểm sau:

  • Việc làm sạch các đồ vật lớn mất nhiều thời gian.
  • Việc loại bỏ các lớp bụi bẩn dày diễn ra chậm
  • Người dùng cần lưu ý việc lựa chọn dung dịch tẩy rửa vì dung dịch không phù hợp có thể làm giảm hiệu quả làm sạch hoặc ảnh hưởng đến tuổi đời món đồ.

Bể rửa siêu âm Ultrasonic Cleaning

Bể rửa siêu âm Ultrasonic Cleaning do Trung quốc sản xuất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *